Cấy ghép Implant

08/08/2021

Implant đã được nghiên cứu và phát triển trên lâm sàng thành công từ hơn 30 năm qua. Implant có thể thay thế các răng bị mất mà không phải can thiệp đến các răng kế cận, giải thoát cho chúng ta khỏi các phiền phức, khó chịu của một hàm răng giả tháo lắp. Sự thành công của Implant nằm ở trong kinh nghiệm khám và chẩn đoán của bác sĩ điều trị cũng như loại Implant được sử dụng.

Lịch sử cấy ghép

 

Thế kỷ 18, y văn cũng có ghi nhận vài trường hợp ghép răng của những người cho tặng. Ban đầu, “kỹ thuật Implant” có vẻ thô sơ, nhưng cũng là ước mơ và là nền tảng ban đầu cho sự tìm tòi, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cấy ghép răng.

 

Đầu thế kỷ 19, để thực hiện việc cấy ghép, các bác sĩ đã dùng các vật liệu bằng vàng, bạch kim,.. nhưng tỉ lệ thành công thật khiêm tốn. Vấn đề chính của sự thành công là vật liệu để cấy ghép.

Mãi đến 1952, GS. Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển đã có công nghiên cứu, lập báo cáo chuyên đề khoa học về đề tài “Vật liệu ghép trong hhẫu thuật Chỉnh hình”.

 

Vật liệu làm Implant được phát hiện rất tình cờ. Trong một lần phẫu thuật nối lại xương đùi bị gãy của một chú thỏ, Ông đã đặt một trụ titanium vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy. Sau vài tháng, khi xương thỏ đã lành và Ông muốn lấy chốt titanium ra nhưng không thể nào lấy được. Sau nhiều tháng tiếp tục theo dõi, Ông nhận thấy không có một  phản ứng nào trong đối với chốt cố định titanium.

 

Cấp ghép implant là gì

 

Nha khoa hiện đại ngày nay với các bước tiến vượt bậc không thể bỏ qua thành tựu vĩ đại của implant hay còn gọi là cấy ghép implant nhằm thay thế răng mất. Nhờ có implant, mất răng không còn là cơn “ác mộng” đối với mọi người. Cấy ghép Implant là giải pháp điều trị trong nha khoa nhằm thay thế một hay nhiều răng đã mất. Implant là một vít nhỏ có kích cỡ bằng một chân răng thật được làm bằng titane và đặt trong xương hàm thông qua phẫu thuật. Titane là một loại vật liệu có tính tương thích sinh học với xương (tương tự như loại vít dùng trong chỉnh trục cho khớp háng).

 

Implant dùng để làm gì?

Implant dùng chân răng nhân tạo cắm chặt trong xương, để làm trụ nâng đỡ các mão phục hình, các cầu răng và các phục hình tháo lắp (lọai bán hàm hay loại toàn hàm). Răng mới này có hình dáng và chức năng tương tự như các răng thật. Trường hợp mất 1 răng, nhiều răng, thậm chí mất răng toàn hàm do tai nạn, bệnh tật hoặc do bị thiếu răng bẩm sinh đều có thể được giải quyết bằng phương pháp cấy ghép implant. 

 

Vì sao nên thực hiện

 

Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm, cấy ghép Implant chính là thành tựu y khoa nói chung và nha khoa nói riêng khi nó mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, xứng đáng là phương pháp phục hình răng hiệu quả và bền bỉ nhất hiện nay

 

Thực hiện chức năng ăn nhai và có tính thẩm mỹ như răng thật

Tình trạng mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân, dẫn đến các bệnh về tiêu hóa và khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng. Cấy ghép Implant giúp bệnh nhân khôi phục lại cảm giác ăn ngon, thoải mái thưởng thức những món ăn ưa thích như răng thật mà không cần phải hạn chế như răng giả tháo lắp hay cầu răng sứ  Về mặt thẩm mỹ, rất khó để phân biệt răng cấy ghép Implant và răng thật nhờ kỹ thuật tạo hình, màu sắc của răng Implant rất tinh xảo và tự nhiên.  

 

Giữ lại được các răng khác của bạn:

Cấy ghép Implant tránh làm tổn hại các răng bên cạnh, mức độ bảo tồn các răng kề cận được đảm bảo. Khác hẳn với trường hợp điều trị cổ điển (thực hiện một cầu răng hay một phục hình tháo lắp bán phần sẽ làm tổn hại đến các răng dùng để nâng đỡ các phục hình).

 

Quy trình cấy ghép

 

Cấy ghép Implant là một quy trình đòi hỏi cao về trình độ cũng như kỹ năng tay nghề của bác sĩ. Mặc dù có tỷ lệ thành công cao nhất so với tất cả các loại phục hình khác, quy trình cấy ghép Implant có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng trụ implant đươc cấy ghép, loại xương ghép được chọn, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật nha khoa. Tìm hiểu về quy trình cấy ghép răng Implant sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn tổng quan về cơ chế hoạt động của điều trị này.Đầu tiên Bác sĩ đánh giá tình trạng mất răng qua thăm khám tại chỗ và phim Xquang (tốt nhất là phim CT) để lập một kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.

 

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết được trường hợp của mình có cấy ghép Implant được không? Cần đặt bao nhiêu Implant? Xương hàm có đủ để thực hiện cấy ghép implant? Có cần thiết cấy ghép xương hay không? Và thời gian cấy ghép Implant bao lâu?

Đăng Ký Tư Vấn
Tên Bạn
Điện Thoại
Email
Nội Dung Yêu Cầu
0982427927